1. Bệnh dại ở mèo là gì?
Bệnh dại ở mèo là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus lyssavirus gây ra. Virus này thường được truyền qua cách tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết từ mèo nhiễm bệnh hoặc thông qua cắn. Khi virus xâm nhập vào cơ thể mèo, nó tấn công hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như thay đổi hành vi, sợ nước, hung dữ, và dẫn đến tình trạng hôn mê trước khi tử vong.
Bệnh dại ở mèo rất nguy hiểm
Bệnh dại không chỉ là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của mèo mà còn có thể gây nguy hiểm cho con người nếu bị cắn bởi một con mèo nhiễm bệnh. Vì vậy, việc tiêm phòng và giữ cho mèo cưng của bạn tránh tiếp xúc với mèo hoặc động vật hoang dã có thể là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dại.
2. Dấu hiệu bệnh dại ở mèo
Giai đoạn tiền triệu:
- Thay đổi hành vi: Mèo trở nên lo lắng, dễ bị kích động hoặc ngược lại, trở nên lười biếng, trầm cảm.
- Sốt: Mèo có thể bị sốt nhẹ.
- Ngứa: Mèo có thể cắn, gãi, hoặc liếm nhiều hơn bình thường ở vùng vết thương.
Giai đoạn kích động:
- Kích động mạnh: Mèo có thể trở nên hung dữ, dễ bị kích động và tấn công người hoặc động vật khác mà không có lý do rõ ràng.
- Thay đổi giọng kêu: Mèo kêu gào bất thường, giọng kêu có thể trở nên khàn.
- Sợ nước: Một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh dại là mèo sợ nước, không muốn uống nước hoặc tiếp xúc với nước.
- Cắn phá: Mèo có thể cắn phá đồ đạc hoặc tự cắn chính mình.
Giai đoạn liệt:
- Liệt cơ: Bắt đầu từ chân sau, sau đó lan dần lên cơ thể, gây khó khăn trong việc di chuyển.
- Suy yếu cơ mặt: Gây khó khăn trong việc ăn uống, nhai nuốt.
- Chảy nước dãi: Do liệt cơ mặt và cơ họng, mèo có thể chảy nhiều nước dãi.
- Hôn mê: Cuối cùng, mèo sẽ rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong.
3. Mèo bị dại có chữa được không?
Cẩn thận khi bị mèo cào hoặc cắn
Mèo bị dại không thể chữa khỏi khi đã có biểu hiện triệu chứng. Virus bệnh dại chủ yếu cư ngụ trong mô cơ và sau khoảng chưa đầy 3 tháng, chúng sẽ bắt đầu xâm chiếm các dây thần kinh, gây tổn thương nghiêm trọng đến não và tủy sống của mèo. Ở giai đoạn này, bệnh dại ở mèo diễn tiến rất nhanh chóng và các biểu hiện của bệnh cũng trở nên rõ ràng hơn. Tính từ lúc phát bệnh, mèo chỉ có thể sống thêm khoảng 4 – 5 ngày.
Khi mèo phát bệnh, virus dại tồn tại nhiều trong nước bọt và các loại dịch tiết khác như nước mắt, nước tiểu, và sữa (ở mèo cái). Vì vậy, phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất.
4. Làm gì khi bị mèo cắn
Virus bệnh dại có thể xâm nhập và gây bệnh nếu không xử lý đúng cách khi bị chó mèo cắn. Ngay khi bị thương do chó mèo, điều quan trọng là phải rửa vết thương dưới vòi nước chảy trong ít nhất 10 phút và rửa bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn và virus. Tránh cố gắng nặn máu ra ngoài vì điều này có thể tạo điều kiện cho virus xâm nhập sâu hơn vào cơ thể. Sau khi rửa sạch, cần bịt kín vết thương bằng băng cá nhân để phòng tránh nhiễm trùng.
Nếu mèo đã được tiêm phòng đầy đủ, việc cần làm chỉ là rửa và sát trùng vết thương một cách cẩn thận. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn liệu mèo đã được tiêm phòng dại hay chưa, ngoài việc rửa sạch và sát trùng vết thương, bạn cần theo dõi sức khỏe của mèo và bản thân. Để đảm bảo an toàn tối đa, nên tiêm phòng vắc xin ngừa dại trong vòng 24 giờ sau khi bị mèo cắn. Điều này giúp cơ thể tạo ra kháng thể kịp thời để chống lại virus dại nếu có.
5. Cách phòng bệnh dại cho mèo
Để phòng bệnh dại cho mèo một cách hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin đầy đủ ngay khi mèo được 2 tháng tuổi. Vắc-xin phòng bệnh dại sẽ giúp tạo ra kháng thể chủ động để tấn công lại virus xâm nhiễm từ bên ngoài. Việc tiêm ngừa bệnh dại cho mèo cần được tiêm nhắc lại mỗi năm để đảm bảo tính hiệu quả. Ngoài ra, việc giữ mèo trong nhà và không thả rông cũng rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mèo bị nhiễm bệnh từ những con mèo và động vật có nguy cơ truyền nhiễm khác.
Tiêm phòng dại là cách hiệu quả phòng bệnh dại ở mèo
Vệ sinh chỗ ở và nơi đi vệ sinh của mèo thường xuyên là một biện pháp quan trọng để loại bỏ nơi trú ẩn của virus. Trong mùa sinh sản, không nên để mèo đi hoang. Nếu không có nhu cầu cho mèo sinh sản, tốt nhất bạn nên cho mèo triệt sản. Điều này không chỉ giúp kiểm soát số lượng mèo mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Nếu gặp bất kỳ trở ngại nào trong quá trình chăm sóc mèo, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn kịp thời.