1. Chăm sóc mèo con còn mẹ
1.1 Dinh dưỡng cho mèo con
Ở giai đoạn đầu, bạn không cần quá quan tâm về dinh dưỡng cho mèo con. Vì sữa mèo mẹ là nguồn dinh dưỡng chính và quan trọng nhất cho chúng rồi. Tuy nhiên, bạn cũng cần quan sát kỹ lưỡng sự phát triển của mèo con, nếu bạn nhận thấy mèo mẹ không cung cấp đủ sữa hoặc có dấu hiệu khó khăn trong việc nuôi con, hãy xem xét việc hỗ trợ bằng cách cung cấp sữa ngoài hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
1.2 Dinh dưỡng cho mèo mẹ
Mèo mẹ chăm con
Khi mèo mới sinh xong, đây là giai đoạn quan trọng khi cần chăm sóc dinh dưỡng cho mèo mẹ vì chúng cần cung cấp lượng lớn sữa để nuôi con. Do đó, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho mèo con, bạn cần tạo điều kiện cho mèo mẹ có đủ nguồn dinh dưỡng bằng cách cung cấp các loại thực phẩm giàu protein, tinh bột và các dưỡng chất cần thiết. Hãy chọn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa hoặc thức ăn được chế biến đặc biệt cho mèo con với đủ chất lượng và cân nhắc về lượng lớn sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao trong giai đoạn này.
2. Chăm sóc mèo con mất mẹ
Đầu tiên, trong giai đoạn đầu của việc chăm sóc mèo con mới đẻ mất mẹ, sữa đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho chúng. Để thay thế cho sữa mèo mẹ, chúng ta có thể dùng sữa thay thế theo từng độ tuổi của mèo con như sau:
Mèo con dưới 2 tuần tuổi cần được cho uống sữa khoảng 3 lần mỗi ngày, với mỗi lần khoảng 2-5ml.
Khi chúng đạt đến 4 tuần tuổi, nhu cầu sữa tăng lên, cần được cung cấp sữa khoảng 4-5 lần mỗi ngày, với mỗi lần khoảng 7ml.
Khi mèo con đạt đến 1,5 tháng tuổi, ta có thể bắt đầu tập cho chúng ăn dặm với các loại thức ăn phù hợp như thức ăn hạt, thức ăn khô từ các thương hiệu dành cho mèo con, cháo thịt hoặc cơm trộn thịt. Lưu ý quan trọng là tránh cho mèo con ăn tôm, cá và các loại hải sản trong thời gian này.
Mèo con ở độ tuổi 2-3 tháng đã có thể tiếp nhận thức ăn mềm, và lượng sữa được giảm xuống chỉ còn 2 lần mỗi ngày.
Mèo con
Trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, việc chăm sóc mèo con mất mẹ cũng bao gồm việc không cho chúng ăn xương và cần bổ sung canxi để hỗ trợ phát triển khung xương. Đồng thời, nên tiếp tục cho mèo uống sữa ít nhất đến 2 tháng tuổi để đảm bảo chúng nhận đủ dưỡng chất cần thiết.
Chúng ta cần phải sử dụng các loại sữa công thức để nuôi mèo. Để thực hiện cách nuôi này, cần có các công cụ hỗ trợ như sau:
- Khăn vải xô (tốt nhất) hoặc giấy vệ sinh hay giấy ăn.
- Bình sữa riêng cho mèo con hoặc lọ thuốc nhỏ mắt và ống tiêm xi lanh.
- Sữa bột dành cho mèo con chất lượng.
- Men tiêu hóa phù hợp.
- Đèn sưởi.
2.1 Cách cho mèo con uống sữa
Trái ngược với việc nuôi mèo con mới đẻ theo cách thông thường, việc tập cho mèo con uống sữa trong trường hợp không có mẹ là một công việc cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng. Các bước để tập cho mèo con uống sữa là:
Bước 1: Bắt đầu bằng việc cho mèo con nằm sấp, sau đó nhẹ nhàng nâng đầu và ngực của chúng bằng tay.
Bước 2: Đặt núm sữa vào một bên mép miệng của mèo con, sau đó đẩy núm sữa vào giữa miệng mèo. Mèo con sẽ tự điều chỉnh để uống sữa thoải mái nhất.
Bước 3: Nhẹ nhàng bóp để sữa chảy ra, tuy nhiên tốt nhất là để cho mèo con tự bú. Tránh lật ngửa mèo như khi bế em bé và không nên bóp sữa quá nhanh và quá mạnh để tránh làm mèo sặc.
Bước 4: Kích thích mèo ợ hơi sau khi ăn bằng cách ôm mèo và nhẹ nhàng vỗ lưng cho đến khi chúng phát ra tiếng ợ nhẹ.
Bước 5: Sử dụng khăn ấm để lau miệng mèo con trước khi bú và vuốt nhẹ xuống bụng trong khi chúng đang bú để tránh tình trạng sặc sữa và tạo cảm giác giống như mèo mẹ đang liếm láp.
Chú ý rằng sữa thay thế không thể tốt bằng sữa mẹ, nếu mèo con có dấu hiệu như tiêu chảy, nôn mửa hoặc táo bạo, cần ngừng cho bú và đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra và thăm khám.
2.2 Thử ghép đàn cho mèo con
Trong phương pháp nuôi mèo con mất mẹ này, bạn cần tìm một chú mèo mẹ đang nuôi con và những chú mèo sơ sinh vừa mới mất mẹ. Quá trình ghép đàn sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Sử dụng khăn lót ổ hoặc lông của mẹ mèo, hoặc nước tiểu của mèo mẹ và thoa lên người của mèo con cần được ghép đàn.
Bước 2: Khi mèo mẹ rời khỏi ổ, đặt mèo con vào ổ cùng với các chú mèo khác.
Bước 3: Nhẹ nhàng đặt mèo con ở phía cuối ổ khi mèo mẹ quay lại, tránh xa đầu của mèo mẹ. Sau đó, vuốt ve mèo mẹ để tạo sự yên tâm.
Mặc dù mèo mẹ có thể không chấp nhận ngay chú mèo con mới, và có thể xảy ra hiện tượng khè mèo lạ, nhưng hãy lặp lại các bước trên ít nhất 3 lần nữa trước khi quyết định từ bỏ. Lưu ý rằng chỉ áp dụng phương pháp nuôi mèo con mất mẹ bằng cách ghép đàn nếu mèo mẹ đồng ý. Nếu bạn không thể tiếp cận được ổ của mèo mẹ, thì phương pháp này không nên được sử dụng.
2.3 Lót ổ và giữ ấm cho mèo con
Trong việc chăm sóc mèo con mất mẹ, việc tạo một tổ ấm và khiến mèo con cảm thấy an toàn và thoải mái là điều rất quan trọng. Bạn có thể sử dung hộp giấy carton để làm tổ và lót chăn mềm hoặc vải (từ quần áo) bên trong để giữ ấp cho mèo con và cũng sẽ làm chúng cảm thấy thoải mái. Đảm bảo mức nhiệt độ trong tổ khoảng 37 độ C để giữ cho chúng không bị lạnh. Điều này sẽ giúp mèo con phát triển khỏe mạnh và an toàn.
3. Lưu ý khi chăm mèo con
Mèo con đáng yêu
- Không nên để mèo nằm khi ăn vì có thể dễ gây sặc và khiến thức ăn tràn vào phổi, gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng.
- Trong giai đoạn đầu, không nên tắm mèo quá thường xuyên vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng của chúng. Khi tắm, hãy sử dụng nước ấm để tránh gây sốc nhiệt và làm mèo giật mình.
- Nếu mèo mất mẹ, quan sát các thay đổi cơ thể của chúng là rất quan trọng để biết cách chăm sóc một cách hợp lý. Điều này đặc biệt cần thiết trong việc nuôi mèo con chưa biết ăn, vì việc cho mèo bú sữa mà không kiểm tra có thể gây nguy hiểm, thậm chí là bệnh viêm phổi.
- Hãy kiểm tra nếu phần tai hoặc phần đệm thịt dưới bàn chân của mèo có cảm giác lạnh, bạn cần làm ấm chúng bằng cách bọc kín cơ thể mèo trong chăn lông cừu hoặc tiếp xúc với cơ thể của bạn. Sau đó, nhẹ nhàng chà xát mèo trong vòng tay từ một đến hai giờ.
- Tham khảo tư vấn từ bác sĩ thú y để tiến hành tiêm phòng, phòng bệnh cho mèo con.
4. Huấn luyện mèo con đi vệ sinh
Một điều quan trọng không kém là huấn luyện mèo con đi vệ sinh. Ắt hẳn, không ai trong chúng ta muốn mèo đi vệ sinh bừa bãi trong nhà đúng không nào? Vậy hãy tham khảo các bước sau nhé:
Bước 1: Đưa mèo vào bên trong và kiểm tra khay vệ sinh của chúng.
Bước 2: Ngay sau khi mèo ăn xong và thức dậy, hãy đặt chúng vào một trong các khay vệ sinh. Nếu bạn thấy mèo có dấu hiệu cần đi vệ sinh, hoặc nếu bạn đang trong quá trình đào hoặc ngồi ở một vị trí cụ thể, hãy nhẹ nhàng đưa chúng vào khay.
Bước 3: Khen ngợi mèo nếu chúng đi vệ sinh trong khay.
Bước 4: Nếu mèo gặp khó khăn khi đi vệ sinh, không nên trừng phạt hoặc la mắng chúng. Hành động này chỉ gây căng thẳng và lo lắng, làm tăng thêm vấn đề và khiến việc huấn luyện mèo sử dụng cát trở nên khó khăn hơn.