More

    Cách Tắm Cho Mèo Con Và Mèo Trưởng Thành Đúng Cách

    1. Vì sao mẹo sợ nước

    Các nhà khoa học cho rằng bản năng sợ nước của mèo bắt nguồn từ tổ tiên xa xưa của chúng. Bằng chứng khảo cổ cho thấy tổ tiên của mèo có niên đại khoảng 9500 năm tại đảo Síp, nhưng phần lớn các nghiên cứu khẳng định rằng mèo nhà hiện nay có nguồn gốc từ châu Phi, đặc biệt là Ai Cập cổ đại. Khu vực này đa phần là sa mạc nắng nóng, điều kiện tiếp xúc với nước rất hạn chế.

    Vì sao mèo sợ nước

    Vì sao mèo sợ nước

    Hơn nữa, ở một số thảo nguyên, nước luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm từ các loài động vật ăn thịt như cá sấu, hà mã. Chính vì thế, tổ tiên của mèo càng có lý do để tránh xa vũng nước. Dù mèo nhà đã trải qua quá trình thuần hóa để sống cùng con người, bộ gen của chúng vẫn cho thấy chúng chỉ là động vật bán thuần hóa. Nói cách khác, tính hoang dã vẫn còn di truyền rất sâu đậm trong cơ thể mèo nhà ngày nay.

    2. Có nên tắm cho mèo không

    Việc tắm cho mèo là một phần quan trọng của việc chăm sóc chúng, đặc biệt là đối với mèo con. Mèo thường không thích nước, điều này khiến việc tắm trở thành một thách thức đối với nhiều con “Sen”. Tuy nhiên, việc tắm cho mèo đúng cách là cần thiết để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ sau những ngày lăn lộn khắp nơi cũng như việc tắm giúp chúng loại bỏ những bụi bẩn và vi khuẩn trên người. Giúp chúng sách sẽ và thơm tho hơn nữa, có phải không nào?

    Có nên tắm cho mèo không?

    Có nên tắm cho mèo không?

    Việc tắm cho mèo, đặc biệt là mèo con càng cần sự chú ý hơn vì chúng còn nhỏ và dễ bị tổn thương hay nhiễm bệnh. Để tắm mèo con một cách hiệu quả, cần phải chọn thời điểm phù hợp và sử dụng các sản phẩm an toàn và phù hợp với loại da của mèo. Ngoài ra, việc tạo môi trường thoải mái và yên tĩnh cũng giúp cho quá trình tắm trở nên dễ dàng hơn.

    3. Cách tắm cho mèo theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe

    3.1 Chuẩn bị trước khi tắm cho mèo

    Trước khi tắm, bạn cần chuẩn bị sữa tắm, đồ chải lông mèo, máy sấy, lồng sấy hay khăn khô, kềm cắt móng mèo, chai xịt phun nước.

    Hơn nữa, trước khi tắm bạn có thể cân nhắc cắt móng cho mèo. Ngoài việc giúp giữ móng của chúng gọn thì sẽ phòng tránh việc bạn bị thương do chúng cáo cấu bạn khi tắm cho chúng.

    3.2 Lưu ý khi tắm cho mèo con, mèo ốm hay già

    Ngoài việc chuẩn bị những công cụ trước khi tắm mèo thì quá trình tắm cho mèo con (tắm cho mèo con 1 tháng tuổi và mèo dưới 2 tháng tuổi) sẽ khác so với tắm cho mèo trưởng thành. Vì mèo còn còn nhỏ, sức đề kháng yếu nên quá trình tắm cho chúng cần nhanh hơn và nhẹ nhàng hết sức có thể khi so sánh với tắm cho mèo trưởng thành.

    Hơn nữa, mèo con, mèo đang bị ốm và mèo già bạn cần hạn chế tắm cho chúng. Và cân nhắc dùng sữa tắm khô thay vì tắm ướt.

    Nếu bạn muốn tắm ướt cho mè con, ốm hay già thì các bước vẫn như tắm mèo trường thành. Tuy nhiên, hãy cố làm nhanh và tránh mèo ngâm nước lâu hay hoảng sợ nhé.

    3.3 Cách tắm cho mèo trưởng thành

    Cách tắm cho mèo hiệu quả

    Cách tắm cho mèo hiệu quả

    Bước 1: Chuẩn bị nước ấm

    Trước tiên, hãy chuẩn bị nước ấm để tắm cho mèo. Dội nhẹ nước ấm lên thân mèo để làm ướt lông.

    Bước 2: Thoa sữa tắm

    Thoa sữa tắm lên tay và nhẹ nhàng thoa lên toàn thân mèo. Trong quá trình này, bạn nên nói chuyện và vuốt ve để mèo không chú ý đến việc tắm.

    Bước 3: Rửa sạch xà phòng

    Dội nước lần cuối một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để rửa sạch sữa tắm. Thực hiện chậm rãi vì mùi xà phòng có thể làm mèo khó chịu. Nếu bạn có vòi xịt trên bồn rửa, hãy sử dụng lực nhỏ và đặt vòi gần lông mèo để mèo không nhìn thấy. Không bao giờ xịt vào mặt mèo, thay vào đó dùng một chiếc khăn bông ẩm để lau mặt.

    Bước 4: Lau khô và sấy lông

    Sau khi rửa sạch xà phòng, lấy khăn khô lau sạch cả thân mèo, đặc biệt chú ý vùng tai, chân và vùng bụng. Sau đó, dùng máy sấy hoặc lồng sấy để làm khô hoàn toàn lông của mèo. Luôn giữ mèo bằng một tay để ngăn mèo trốn thoát trong quá trình tắm.

    4. Các cách tắm cho mèo

    Cách tắm cho mèo hiệu quả

    Cách tắm cho mèo hiệu quả

    4.1 Cách tắm bằng sữa tắm ướt

    Như ở bước hướng dẫn cách tắm mèo trường thành (Mục 3.3)

    4.2 Cách tắm bằng sữa tắm khô

    Bước 1: Thoa dầu gội khô

    Rắc một lượng dầu gội khô vừa đủ lên lông mèo.

    Bước 2: Mát xa nhẹ nhàng

    Nhẹ nhàng mát xa lông mèo để làm sạch cơ thể. Sau đó, dùng khăn lau khô lớp sữa tắm.

    Bước 3: Sấy và chăm sóc lông

    Dùng máy sấy để sấy khô lông mèo và chải lại cho lông khô ráo và mượt mà. Ngoài ra, nên sử dụng thêm một ít dầu dưỡng để lông mèo bóng mượt, đặc biệt là vào mùa đông khô.

    4.3 Cách tắm bằng phấn rôm

    Bước 1: Chải lông

    Chải toàn bộ lông mèo để loại bỏ lông rụng.

    Bước 2: Thoa phấn rôm

    Thoa một lượng phấn rôm vừa đủ vào lòng bàn tay, sau đó massage nhẹ nhàng lên toàn thân mèo.

    Bước 3: Chải lông lần cuối

    Dùng lược để chải lại lông mèo, loại bỏ phần phấn rôm thừa trên thân mèo.

    4.4 Cách tắm bằng tinh dầu thơm

    Bước 1: Xịt nước

    Dùng chai xịt phun nước để xịt toàn thân cho mèo, giúp cấp ẩm cho lông.

    Bước 2: Thoa tinh dầu thơm

    Cho một lượng tinh dầu thơm vừa đủ vào tay, thoa đều lên toàn thân mèo, đặc biệt chú ý các khu vực khó làm vệ sinh.

    Bước 3: Rửa sạch và làm khô

    Sau 5-10 phút, xịt phun nước một lần nữa để làm sạch cơ thể mèo. Sau đó, dùng khăn khô để lau khô lông mèo.

    5. Những lưu ý khi tắm cho mèo

    Lưu ý khi tắm cho mèo

    Lưu ý khi tắm cho mèo

    5.1 Bao lâu thì tắm cho mèo 1 lần?

    Tắm cho mèo là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và vệ sinh cho thú cưng. Trong hầu hết các trường hợp, tắm mèo một lần mỗi tháng là đủ để giữ cho lớp lông của chúng sạch sẽ và bóng mượt. Tuy nhiên, việc tần suất tắm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại lông, hoạt động hàng ngày và tình trạng da của mèo.

    Việc tắm quá thường xuyên có thể làm khô da và lông của mèo, gây kích ứng và dẫn đến nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Do đó, người chủ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y hoặc chuyên gia chăm sóc thú cưng để xác định tần suất tắm phù hợp nhất cho mèo của mình.

    5.2 Nên tắm cho mèo khi nào?

    Cũng như con người, việc chọn thời gian để tắm cho mèo cưng cũng hết sức quan trọng. Không nên tắm quá khuya cũng như sau bữa ăn sẽ dễ khiến chúng cảm lạnh và rối loạn tiêu hóa. Thời gian tắm mèo tốt nhất là vào buổi sáng hoặc giữa trưa, khi nhiệt độ trong nhà ấm áp nhất, để tránh mèo bị lạnh. Nếu bạn nuôi mèo có lớp lông dài và dày, hãy chải lông trước khi tắm để loại bỏ các tế bào chết và tạp chất. Điều này giúp quá trình tắm dễ dàng hơn và đảm bảo lớp lông của mèo được tẩy sạch, bóng mượt hơn.

    Leave a reply

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    spot_img